in

Truyện tranh Việt Nam: Lịch sử phát triển lâu dài

Chắc hẳn giới trẻ Việt Nam đã quá quen thuộc với các tác phẩm truyện tranh đủ các thể loại được sáng tác từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đã khi nào bạn tự hỏi rằng: Truyện tranh Nhật Bản là Manga, truyện tranh Hàn Quốc là Manwa, truyện tranh Trung Quốc là Manhua, …vậy truyện tranh Việt Nam thì gọi là gì? Sau đây là những thông tin đáng đọc về lịch sử truyện tranh Việt Nam.

Dĩ nhiên thì bây giờ, truyện tranh Việt Nam tất nhiên được gọi là….truyện tranh Việt Nam rồi! Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, truyện trang Việt Nam thời xa xưa được sử dụng với những tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn.

1. Thời Trung Đại

Đừng ngạc nhiên, bạn không đọc nhầm đâu, những bản thể đầu tiên của truyện tranh Việt Nam đã xuất hiện ngay từ hàng trăm năm trước. Từ xa xưa, ông cha ta đã có những tác phẩm mạn hoạ được chuyển thể từ tác phẩm chữ sang dạng hình vẽ. Những ấn phẩm mạn hoạ đầu tiên ra đời ở dạng sơ khai nhất như: Kỹ nghệ của người An Nam, các tác phẩm binh thư,…thậm chí cả các thể loại bị cấm như dâm thư. Và hầu hết chúng đều có điểm chung là chịu sự ảnh hưởng bởi các loại hình sáng tác và ấn loát của Trung Hoa hoặc đôi khi Ấn Độ. Ở thời này, các ấn phẩm mạn hoạ được vẽ ra với mục để nữ nhi ít học có thể dễ hình dung và hiểu được. Nhìn chung, vai trò của mạn hoạ ở các triều đại phong kiến là vô cùng thấp thậm chí là bị coi thường và liệt vào danh sách các tác phẩm văn nghệ ít phức tạp chỉ dành cho hạ lưu.

2. Thời Pháp thuộc

Sau khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp thì nền văn hoá Phương Tây từng bước du nhập vào nước ta. Trong số đó, là trào lưu in sách báo, tranh truyện minh hoạ. Ban đầu những hình vẽ minh hoạ được sử dụng trong những tình huống truyện oái oăm nhằm mục đích chế giễu và châm biếm bọn cướp nước và bán nước. Tuy nhiên, sau này, vào những năm 30 của thế kỉ XX, khi trào lưu Âu hóa thổi bùng sức chuộng giải khuây trong cư dân thành thị, “tranh truyện” mới được công nhận là một dòng nghệ thuật độc lập và có sức hấp dẫn với đông đảo đọc giả. Một vài họa sĩ đã mở triển lãm và đem tác phẩm của mình ra ngoại quốc với thành công vang dội. Điển hình là bộ ba Bang Bạnh – Xã Xệ – Lý Toét của tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay nổi tiếng khắp tam kỳ, được  toàn quyền đương nhiệm ngợi khen. Kém hơn một chút có truyện dài kỳ Ba đứa trẻ mạo-hiểm của tác giả Nguyễn Văn Thịnh hầu như duy nhất bấy giờ được in nhiều màu. 

Tác giả của nhiều bức hoạ thiếu nhi -Bà Nguyễn Minh Mỹ

Tác giả của nhiều bức hoạ thiếu nhi -Bà Nguyễn Minh Mỹ 

3. Thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc ( 1945-1975)

Trong giai đoạn này, tranh truyện Việt Nam tiếp tục được phát triển với lượng đọc và sáng tác khá tích cực. Tuy nhiên, phải từ thấp niên 60 của thế kỉ XX, tờ Bán nguyệt san Tuổi Hoa xuất hiện, tiên phong trong văn hóa đọc và tạo ra hình thức mạn họa mới. Thuật ngữ tranh-truyện Việt-nam xuất hiện đều đặn trên các số Tuổi Hoa đã được công chúng và nhiều báo khác “sao chép” tích cực. Tranh truyện thời này được sáng tác với đa dạng chủ đề từ tình yêu, tình cảm gia đình đến yêu quê hương đất nước, từ chủ đề thiếu nhi đến người lớn,…vô cùng đa dạng. Sự phát triển của văn hoá đocn truyện tranh kéo theo những yêu cầu bài bản và khắt khe hơn giành cho những người sáng tác. Đồng thời, trong giai đoạn này, sự ảnh hưởng lớn từ truyện tranh thế giới đã khiến cho tầm vóc của tranh truyện Việt Nam được nâng cao. Giới phê bình truyện tranh cũng từng bước ra đời.

Tranh truyện Kỳ Anh - Điệp vụ dưới đáy bể của họa sĩ Đoàn Đức TiTiên.

Tranh truyện Kỳ Anh – Điệp vụ dưới đáy bể của họa sĩ Đoàn Đức TiTiên. 

4. Giai đoạn từ sau giải phóng đến những năm 2000

Sau Ngày Thống Nhất, tranh truyện Việt Nam có điều kiện phát huy kỹ thuật ấn loát nhờ kỹ nghệ Việt Nam Cộng hòa và chương trình viện trợ theo chu kỳ 10 năm của Liên bang Xô Viết cùng khối SEV, nhưng chủ đề sáng tạo bị chững lại một thời gian dài do chế độ kiểm duyệt khắt khe hơn. Vì vậy, giai đoạn này hầu như chỉ được xuất bản các tác phẩm truyện tranh chủ đề lịch sử, chiến đấu. 

Phải khẳng định, từ sau khi Việt Nam bắt đầu Đổi Mới thì truyện tranh Việt Nam mới thực sự bắt đầu được bước lên võ đài phát triển. Sự xuất hiện bất ngờ của  tác phẩm Dũng sĩ Hesman với nội dung thuần giải trí đã gây biến đổi hẳn ngành mạn họa Việt Nam. Đây được xem là bước ngoặt cho truyện tranh Việt Nam, tác phẩm này được truyền thông trích dẫn như một ví dụ về sự thăng hoa của tranh truyện xuất xứ Việt Nam. Ngay sau thành công này, đồng hành với cơn sốt ái mộ dòng phim cổ trang chuyển thể các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, có ít nhất hai ấn phẩm được chú ý ngay từ khâu phát hành là Phong thần và Ngọn lửa Hồng Sơn. Thậm chí với Phong thần, đơn vị phát hành phải ấn loát thêm và chia 4 tập thành 12 quyển để độc giả bình dân dễ tiếp cận.

Tác phẩm gây sốt 1 thời của truyện tranh Việt Nam - Dũng sĩ Hesman

Tác phẩm gây sốt 1 thời của truyện tranh Việt Nam – Dũng sĩ Hesman

5. Từ 2007 đến nay

Trải qua giai đoann phát triển mạnh mẽ của dòng truyện tranh xuất xứ từ Việt Nam thì cơn sốt và sự vươn dậy mạnh mẽ của truyện tranh Nhật Bản, Hàn Quốc khiến cho truyện Việt Nam bị giảm nhiệt rất nhiều. Số lượng các tác phẩm ngoại nhập được đưa vào thị trường Việt Nam đã làm bão hoà lượng tác phẩm thuần Việt. Do bị lép vế trên phương diện chất lượng nội dung và hình ảnh minh hoạ, đến nay truyện tranh Việt Nam đã không còn giữ được sự phát triển như giai đoạn trước. Ở thời kì này, chỉ có 1 vài tác phẩm truyện Việt lấp ló trong hàng ngàn các bộ Manga của Nhật Bản: Thần đồng đất Việt, Truyện tranh lịch sử Việt Nam,….

Có thể nói, truyện tranh Việt Nam đã xuất hiên từ sớm trong lịch sử và trải qua quá trình phát triển lâu dài. Nhưng đến nay, truyện tranh xuất xứ Việt đã không còn giữ được sự phát triển như trước. Vậy, ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam có còn tiềm năng phát triển? Và… lối đi nào để vực dậy được truyện tranh xuất xứ Việt? Hãy đón xem phần sau tại đây nhé!

What do you think?

Review Thám tử lừng danh Conan: Bộ truyện tranh trinh thám được yêu thích nhất mọi thời đại.

Sẽ ra sao nếu những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành truyện tranh?