in

TRUYỆN TRANH LỊCH SỬ VIỆT NAM: KHI MÔN LỊCH SỬ KHÔNG CÒN CHỈ TOÀN LÀ CHỮ!

Nếu bạn đã từng nghĩ môn lịch sử chỉ toàn là chữ, khô khan, khó thuộc, khó học thì truyện tranh lịch sử Việt Nam sẽ khiến bạn có cái nhìn mới mẻ hơn về môn lịch sử và lịch sử dân tộc!

1. Lịch sử là gì? 

Lịch sử là tất cả những sự vật, sự kiện xảy ra trong quá khứ. Bản chất của lịch sử là quá khứ. Vậy tại sao chúng ta phải học và biết về lịch sử? 

Nhà thơ Gamzatov đã từng nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Chính chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng dặn dò thế hệ sau: ” Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Không phải lẽ hiển nhiên mà từ cổ chí kim, những bậc vĩ nhân đều rất coi trọng giá trị của lịch sử và việc học lịch sử. Bởi việc tái hiện lại quá khứ là để phán xét, kiểm nghiệm lại bản chất của sự kiên đã qua. Để từ đó rút ra ý nghĩa của sự kiện đó, biết ơn và ghi lại những bài học cho tương lai. Sẽ như thế nào nếu thế hệ mai sau từ chối việc tái hiện lại những cống hiến xương máu của ông cha, những vinh quang và oai hùng của dân tộc, những hi sinh và cả những mất mát của thế hệ đi trước? Sự vô ơn và chối bỏ sẽ đổi lại một dân tộc mất đi nguồn gốc của chính dân tộc mình. Bởi, lịch sử là là văn minh, làvăn hoá, là chính trị, là khoa học kĩ thuật, là tiếng nói, là con chữ của cả ngàn năm dựng nước và giữ nước!

2. Lịch sử chỉ bị chán ghét khi dạy và học theo khuôn mẫu học thuộc!

Nhận thức được giá trị của quá khứ, rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là gen Z có mong muốn và hứng thú tìm hiểu về lịch sử. Thế nhưng, dường như giữa mong muốn được tìm hiểu lịch sử và phương pháp dạy học lịch sử lại cách nhau rất xa. Chính phương pháp dạy học và những định kiến của xã hội về việc môn lịch sử và lịch sử chỉ toàn là chữ, là học thuộc không cần đến tư duy, động não đã khiến cho môn lịch sử mất đi vị trí trong lòng thế hệ trẻ. 

Hệ lụy của phương pháp học và lối tư duy sai lầm đấy là vô cùng to lớn. Vậy làm sao để nuôi dưỡng và bồi đắp được lòng yêu lịch sử của thế hệ trẻ? Việc thay đổi phương pháp học và định kiến là điều tiên quyết. Tuy nhiên, khi ngành giáo dục chưa kịp thay đổi thực trạng này, thì bản thân mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giúp thế hệ sau này định hướng và nuôi dưỡng tư duy học lịch sử đúng đắn. Bởi vậy, việc chọn lọc và sử dụng truyện tranh lịch sử để đọc là một trong những phương pháp khá hiệu quả…

3. Với Truyện tranh lịch sử Việt Nam: môn lịch sử không phải chỉ toàn là chữ!

Điều này đúng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Không chỉ trẻ em ở độ tuổi 6-12 mà cả những người yêu thích đọc truyện tranh thì tranh truyện lịch sử Việt Nam là sự lựa chọn lí tưởng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tập truyện tranh lịch sử đầy đủ theo các giai đoạn lịch sử của đất nước. Mỗi tập truyện là những mẩu chuyện về cuộc đời của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Sự kiện lịch sử trong tranh truyện được tái hiện lại thành những tranh vẽ sinh động nhưng vẫn truyền tải được trọn vẹn bản chất, ý nghĩa và bài học của sự kiện đấy.  

Sau mỗi cuốn tranh, tác giả sẽ để lại không gian cho người đọc suy ngẫm và phán xét về sự kiện và nhân vật trong quá khứ kể cả từ góc nhìn phản biện. Chính vì vậy, những mẩu truyện tranh lịch sử không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn mang tới giá trị giáo dục và nhân văn sâu sắc, giúp người đọc được học và hình dung được lịch sử một cách mới mẻ và bớt khô khan hơn so với các phương pháp học truyền thống. Một số cuốn tranh truyện lịch sử tiêu biểu gợi ý cho bạn đọc tham khảo như: Truyện tranh lịch sử Việt Nam – Danh tướng Lí Thường Kiệt, truyện tranh lịch sử Việt Nam – nước Âu Lạc và Thành Cổ Loa,…

Với Truyện tranh lịch sử Việt Nam: lịch sử sẽ được tiếp cận bằng con mắt hữu hình!

What do you think?

Top những hoạ sĩ truyện tranh vĩ đại nhất Nhật Bản (Phần 1)

Review Thám tử lừng danh Conan: Bộ truyện tranh trinh thám được yêu thích nhất mọi thời đại.