in ,

TOP 10 ANIME ĐẶC BIỆT BỊ CẤM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Gần đây anime đang trở thành một loại hình giải trí phổ biến trên toàn thế giới. Điều này đặc biệt xảy ra trong vòng hai năm qua, vì mọi người đều đang bị stress trong giai đoạn xã hội phải cách ly vì đại dịch Covid-19. Bên cạnh những bộ phim anime đình đám mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đã được đông đảo khán giả trên toàn thế giới ủng hộ, thì cũng có những tác phẩm không qua được sự kiểm duyệt gắt gao của một số quốc gia.

Mặc dù là phim hoạt hình, nhưng cũng giống như bất kỳ hình thức truyền thông nào khác, anime phục vụ cho nhiều đối tượng khán giả. Nó có các thể loại đặc thù để phục vụ cho những đối tượng riêng biệt, điều này làm chúng ta phải đặt câu hỏi rằng liệu những tác phẩm anime như thế có thật sự lành mạnh để được phát hành một cách rộng rãi không khi mà trẻ em là đối tượng xem anime nhiều nhất. Từ việc miêu tả những phân cảnh bạo lực thông thường đến những cảnh ấu dâm và loạn luân, một số anime có nội dung trên đã phải chịu lệnh cấm từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau cùng, việc cấm các phương tiện truyền thông không chỉ giới hạn ở phim, sách và trò chơi điện tử nữa. Ngoài những bộ anime lành mạnh, bạn có thể tìm thấy rất nhiều bộ truyện “không được bình thường” khác chắc chắn không dành cho những khán giả nhỏ tuổi. Trên thực tế, những người hâm mộ anime sẽ là những người đầu tiên nói rằng đừng nghĩ chỉ vì nó là một bộ phim hoạt hình mà cho rằng nó thân thiện với trẻ em.

Dài dòng thế đủ rồi, giờ hãy cùng mình điểm qua 10 anime gây tranh cãi bị cấm chiếu trên thế giới nhé.

10. Kite (bị cấm ở Na Uy)

http://Internet

Thể loại: OVA

Năm phát hành: 1998

Mặc dù bộ phim thuộc thể loại OVA và chỉ kéo dài vỏn vẹn 50 phút, nhưng Kite đã bị cấm vì nội dung khiêu dâm của nó. Anime xoay quanh nhân vật chính là Sawa, một nữ sinh trung học bị một cặp thám tử bắt giữ sau khi đã ra tay tàn nhẫn giết chết cha mẹ của cô. Với bản chất đồi bại và vô đạo đức của mình, chúng đã huấn luyện Sawa trở thành một sát thủ chuyên nghiệp với lời hứa báo thù những kẻ đã giết ba mẹ của cô. Kể từ đó, cô gái thực hiện mọi nhiệm vụ và chưa có một vụ nào thất bại, từ những người nổi tiếng, chính trị gia cho đến những doanh nhân có tầm ảnh hưởng.

Tuy nhiên, mệt mỏi vì bị Akai lạm dụng thể xác, Sawa bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ muốn thoát khỏi những người được coi là người bảo vệ cô. Một ngày nọ, cô đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với Oburi, một đứa trẻ mồ côi và vô cùng cảnh giác, đã vô tình kéo Sawa vào những tình thế nguy hiểm. Dù vậy, bên trong Sawa vẫn luôn mong cầu có được một tương lai tốt đẹp.

Mặc dù phim gây được sự chú ý vì những cảnh bạo lực và giết chóc, nhưng lý do thực sự Kite bị cấm ở Na Uy là vì những cảnh tấn công tình dục trẻ vị thành niên được miêu tả sắc nét trong phim. Do luật nghiêm ngặt của Na Uy về nội dung khiêu dâm trẻ em, toàn bộ anime đã bị cấm, không giống như ở Hoa Kỳ, bộ phim vẫn được kiểm duyệt và được công chiếu rộng rãi.

9. Osomatsu-san (bị cấm ở Nhật Bản)

Thể loại: Hài hước, giễu nhại

Năm phát hành: 2015

Thoạt nhìn thì Osomatsu-san cho ta cảm giác nó phù hợp và rất thân thiện với trẻ em nhưng đừng để vẻ ngoài của nó đánh lừa. Nó chứa đầy sự hài hước chửi bới tục tĩu, chủ yếu nhắm đến những khán giả trưởng thành hơn.

Câu chuyện xoay quanh gia đình Matsuno bao gồm sáu anh chị em giống hệt nhau. Mặc dù đã ngoài 20 tuổi, nhưng họ hoàn toàn không có động lực để kiếm việc làm và thay vào đó họ chọn sống như những người được gọi là NEET (chỉ những cá nhân không có công việc làm, chỉ ở lì trong phòng suốt ngày chơi game). Thông qua các hoạt động hàng ngày của anh em nhà Matsuno, khán giả sẽ có những giây phút thư giãn, giải trí trước những cuộc phiêu lưu kỳ quái mà ba anh em họ tham gia.

Mặc dù anime có nội dung khá thô thiển, nhưng đó không phải là lý do tại sao nó lại nằm trong danh sách này. Osomatsu-san bị cấm ở Nhật Bản do vấn đề bản quyền. Tập đầu tiên của bộ anime này có nhiều phân cảnh giống với những bộ anime nổi tiếng khác như Dragon Ball Z, Attack on Titan, Naturo, và nhiều bộ phim khác. Vì Osomatsu-san bị dính phốt đạo nhái bản quyền nên bộ anime chỉ có bản DVD, thậm chí ngay cả tập đầu tiên của bộ phim cũng không được phát sóng.

8. Paranoia Agent (Bị cấm ở Mỹ)

http://IMDb


Thể loại: Giật gân tâm lý, giả tưởng siêu nhiên, kịch, thần bí
Năm phát hành: 2004

Paranoia Agent bắt đầu với việc Lil ‘Slugger khét tiếng khủng bố những người sống ở thành phố Musashino. Hắn ta chạy xung quanh đánh đập mọi người bằng cây gậy bóng chày vàng của mình và không thể bắt được. Con mồi đầu tiên của kẻ tấn công, một nhà thiết kế nhân vật nhút nhát và nổi tiếng tên là Tsukiko Sagi, bị nghi ngờ là người dàn dựng các cuộc tấn công. Chỉ có con thú nhồi bông màu hồng được nhân cách hóa của cô ấy mới tin Tsukiko, cô ấy chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của Lil ‘Slugger.

Khi tội ác tiếp tục, các thám tử Keiichi Ikari và Mitsuhiro Maniwa được giao nhiệm vụ điều tra danh tính của kẻ tấn công. Tuy nhiên, khi có nhiều người trở thành nạn nhân của dơi vàng, bệnh hoang tưởng đã lan rộng trong các khu dân cư.

Được đạo diễn bởi Satoshi Kon, là người đã nổi tiếng với ba bộ phim trước đó (Perfect Blue, Millennium Actress và Tokyo Godfathers), không có gì ngạc nhiên khi Đặc vụ Paranoia có những chủ đề đáng lo ngại nhưng lại có một sức hấp dẫn người xem đến kỳ lạ. Thật không may, mặc dù là một anime từng đoạt giải thưởng, nhưng bộ phim lại được coi là không phù hợp với truyền hình công cộng Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, Paranoi Agent đã bị cấm trong một thời gian ngắn do bộ phim đã vi phạm các quy tắc phát sóng liên quan đến các vấn đề tự tử của quốc gia này. Sau đó, phiên bản đã được chỉnh sửa và kiểm duyệt của anime đã được phát sóng và được phép quay lại.

7. Excel Saga (Bị cấm ở khắp nơi)

http://Pinterest

Thể loại: Hài siêu thực, khoa học viễn tưởng truyện tranh
Năm phát hành: 1999

Excel Saga là một anime hài hước thuần túy có tính châm biếm trong mỗi tập phim thông qua các tác phẩm nhại.

Câu chuyện xoay quanh một người có tên là Il Palazzo, là người đứng đầu tổ chức ACROSS, người muốn thống trị thế giới. Để làm được như vậy, anh đặt mục tiêu bắt đầu từ việc nhỏ bằng cách chinh phục thành phố Fukuoka. Hai sĩ quan, Excel và đối tác của cô ấy là Hyatt được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này, nhưng các nhân viên An ninh thành phố đã cản đường họ.

Đến đây thì có thể bạn sẽ thấy kì lạ khi một tác phẩm lành mạnh như vậy mà lại góp mặt trong danh sách này. Trên thực tế, toàn bộ loạt phim đều có sẵn trên Internet để phát trực tuyến, ngoại trừ tập cuối cùng có tựa đề “Going to far”. ” Đúng như tên gọi của nó, tập phim thực sự đã đi quá xa trong giới hạn của một bộ phim anime. Nó bị cấm ở mọi quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, do nội dung có nhiều cảnh bạo lực và khiêu dâm.

Thật thú vị khi vị đạo diễn của chương trình, Shinichi Watanabe, đã thừa nhận rằng ông đã thực hiện tập cuối với ý định khiến cho nó bị cấm. Cuối cùng, ông ấy đã đạt được mục tiêu của mình vì tập cuối cùng của Excel Saga chỉ có thể được xem trong các bản phát hành DVD.

6. Death Note (Bị cấm ở Trung Quốc)

Thể loại: Ly kỳ, giật gân tâm lý, siêu nhiên
Năm phát hành: 2006

Cốt truyện của Death Note là duy nhất. Một cuốn sổ có khả năng giết chết bất cứ ai viết tên lên trên nó đột nhiên từ trên trời rơi xuống. Tất nhiên, cuốn sách này cuối cùng lại nằm trong tay của Light Yagami, một học sinh trung học đang chán ngấy và phát ốm với thế giới này. Sau khi có được sức mạnh giết người, anh quyết định sử dụng Death Note để tạo ra một điều không tưởng – một thế giới không có tội phạm. Cuộc chiến đầy cam go và hack não giữa một thám tử thiên tài đang cố gắng bắt giữ anh ta, Light buộc phải chơi trò mèo vờn chuột.

Death Note đã nhận được sự hoan nghênh của khán giả quốc tế và được coi là một trong những anime hay nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cấm anime này do nó có chủ đề đen tối về công lý và giết người và theo một cách nào đó có thể khiến trẻ em hư hỏng. Quyết định này đã được đưa ra vì đã xuất hiện các vụ việc học sinh viết tên của mọi người trong “thư báo tử” của họ.

5. Attack on Titan (Bị cấm ở Trung Quốc)

Thể loại: Kinh dị, kì ảo đen tối, hành động viễn tưởng, tận thế và hậu tận thế
Năm phát hành: 2013

Attack on Titan thường được sử dụng như một ví dụ về lý do tại sao anime không chỉ dành cho trẻ em.

Anime có một cốt truyện khá thú vị. Một trăm năm trước nhân loại đã đến gần bờ tuyệt chủng do những con người quái dị được gọi là Titans ăn thịt con người. Điều khiến những người khổng lồ này thực sự đáng sợ là sở thích ăn thịt người của chúng không phải vì đói mà là vì khoái cảm.

Từ đó, phần nhỏ còn lại của nhân loại sống giới hạn trong ba bức tường “trên trời”, dẫn đến 100 năm không có một cuộc chạm trán nào với người khổng lồ. Tuy nhiên, một người khổng lồ đã phá vỡ bức tường bên ngoài và bắt đầu một cuộc thảm sát.

Trong thảm kịch này, nhân vật chính của chúng ta, Eren Yeager, chứng kiến cái chết khủng khiếp của mẹ mình và thề sẽ tiêu diệt tất cả những người khổng lồ một ngày nào đó. Để làm được như vậy, anh ta gia nhập Quân đoàn Khảo sát, một đơn vị quân đội tinh nhuệ có nhiệm vụ bảo vệ các bức tường bên ngoài và chống lại những kẻ khổng lồ bên ngoài. Cùng với em gái nuôi Mikasa Ackerman và người bạn thời thơ ấu Armin Arlert, họ tham gia cuộc chiến tàn khốc chống lại những người khổng lồ và chạy đua để tìm ra cách đánh bại chúng trước khi bức tường cuối cùng bị phá vỡ.

Phim đã trở nên vô cùng nổi tiếng và được cả cộng đồng quốc tế yêu thích. Tuy nhiên, không khó để hiểu tại sao Attack on Titan lại có mặt trong danh sách này. Ngoài việc chứa đựng những con quái vật ăn thịt người, với bạo lực và máu me ở khắp mọi nơi, câu chuyện về mỗi nhân vật cũng quá đen tối và khốc liệt, chỉ riêng điều này cũng đủ để bộ anime huyền thoại này bị liệt vào danh sách cấm.

Attack on Titan là một trong 36 anime bị cấm ở Trung Quốc do những hình ảnh trong phim gây shock và tính chất bạo lực được cho là không lành mạnh đối với khán giả nhỏ tuổi. Ngoài ra, bộ phim có nội dung về sự chống đối chính quyền ít được chính phủ đồng tình.

4. Tokyo Ghoul (Bị cấm ở Trung Quốc)

http://Wikipedia

Thể loại: Kinh dị, giật gân, hành động, chính kịch, khoa học viễn tưởng
Năm phát hành: 2014

Mặc dù bản chuyển thể của manga rất kinh khủng, nhưng Tokyo Ghoul vẫn là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất trên toàn thế giới, đó cũng chính là lý do tại sao rất khó để tưởng tượng được một bộ manga nhận được đông đảo sự yêu mến của các fan trên toàn thế giới lại bị cấm.

Tokyo Ghoul là một anime giả tưởng đen tối của Studio Pierrot, được chuyển thể dựa trên bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Sui Ishida. Đúng như tên gọi, bộ phim lấy bối cảnh ở Tokyo – một thành phố tàn ác và nhẫn tâm, nơi những sinh vật hung ác được gọi là “ma cà rồng” tồn tại bên cạnh con người. Các công dân sống trong nỗi sợ hãi về những “quái vật khát thịt người” này của họ. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất mà những con ma cà rồng này gây ra là khả năng hóa trang thành người và hòa nhập với xã hội.

Câu chuyện kể về Ken Kaneki, một sinh viên đại học nhút nhát, ham đọc sách, người ngay lập tức bị thu hút bởi Rize Kamishiro, một người ham đọc sách như chính mình. Tuy nhiên, Rize không hề đơn giản như vẻ bề ngoài. Cuộc gặp gỡ không may này giới thiệu Kaneki đến những chiều sâu tăm tối của thế giới vô nhân đạo của những con ma cà rồng. Trong vòng xoay của số phận, anh ta được cứu bởi cô hầu bàn bí ẩn Touka Kirishima và do đó bắt đầu cuộc sống mới của mình với tư cách là một người lai nửa ma cà rồng / nửa người và phải tìm cách hòa nhập vào cả hai xã hội.

Ngoài cảnh bạo lực rộng rãi được thể hiện trong anime, Tokyo Ghoul đã bị cấm ở Trung Quốc vì nó được cho là đã thúc đẩy một xu hướng nguy hiểm ở thanh thiếu niên là dùng chỉ khâu và thêu vào da của họ.

3. Wicked city (Bị cấm ở Mỹ)

http://Internet

Thể loại: Tâm lý kinh dị
Năm phát hành: 1987

Câu chuyện của Wicked City khá đơn giản. Có hai bối cảnh – Trái đất và một chiều không gian song song được gọi là Thế giới Đen. Trong nhiều thế kỷ, một hiệp ước đã được duy trì giữa hai thế giới để đảm bảo hòa bình. Tuy nhiên, các điều khoản phải được thương lượng để đổi mới nó. Phe chiến binh sẽ không ngăn cản hòa bình giữa các chiều, hai đặc vụ của tổ chức ưu tú được giao nhiệm vụ đảm bảo sự thành công của hiệp ước.

Anime không có gì lạ cả về cách xây dựng các tình huống và câu chuyện nói chung. Nó theo chân những người lính gác đen khi họ tham gia vào một loạt các cuộc đối đầu bạo lực liên quan đến những sinh vật cải trang thành những kẻ hiếp dâm và những kẻ cám dỗ quyến rũ. Nội dung chính của bộ phim là Maki bị làm ô uế và anh hùng của chúng ta đến cứu cô ấy.

Vấn đề bạo lực tình dục mà nữ chính phải trải qua đã khiến Wicked City (phiên bản không bị kiểm duyệt) bị cấm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các phiên bản anime khác đã được kiểm duyệt và chúng có sẵn miễn phí để mua và phát trực tuyến.

2. Puni Puni Poemy (Bị cấm ở New Zealand)

Thể loại: OVA
Năm phát hành: 2001

Puni Puni Poemy có nội dung đơn giản và có khá nhiều sự điên rồ ở phần ngoại truyện của Excel Saga khét tiếng.

Anime kể về câu chuyện của một cô bé 10 tuổi tên là Poemi Watanabe, người khao khát trở thành một nữ diễn viên lồng tiếng nổi tiếng. Thật không may, trước sự thất vọng của cô ấy, điểm số tệ và khả năng lồng tiếng kém khiến việc đạt được mục tiêu đó của cô trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khi một người ngoài hành tinh bí ẩn giết cha mẹ cô và khiến thành phố Tokyo bị đảo lộn, Poemi đã tóm lấy một con cá biết nói, biến nó thành một cây đũa phép và biến mình thành cô gái phép thuật Puni Puni Poemy để cứu lấy thế giới.

Puni Puni Poemy được coi là một tác phẩm nhại lại thể loại cô gái phép thuật và nó làm như vậy bằng cách kết hợp một câu chuyện thực sự tàn bạo, các nhân vật nông cạn và quá nhiều sự hài hước vui nhộn. Sản phẩm cuối cùng là một anime vượt trội hơn cả Excel Saga về độ thô thiển với những cảnh khỏa thân không che của các nhân vật chưa đủ tuổi.

Bị cho là quá thô tục và gây ảnh hưởng xấu đến khán giả nhỏ tuổi, Puni Puni Poemy đã bị cấm chiếu ở New Zealand.

1. Chika Gentou Gekiga: Shoujo Tsubaki (Bị cấm ở khắp mọi nơi)

Thể loại: Kinh dị, body horror (kinh dị xác thịt) và eroguro (khiêu dâm quái dị)
Năm phát hành: 1992

Shoujo Tsubaki là anime kinh dị và tàn bạo nhất mọi thời đại. Trên thực tế, nó là một trong số ít những bộ anime đáng lo ngại đến mức bị cấm hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Câu chuyện xoay quanh Midori, một cô gái trẻ ngây thơ sống hết mình với tư cách là một học sinh tiểu học. Không may, mẹ cô đổ bệnh. Với điều này, cô gái buộc phải nghỉ học và bán hoa trong thành phố. Cuối cùng khi mẹ cô qua đời, Midori gặp một người lạ mời cô đến rạp xiếc của anh ta.

Tuy nhiên, đằng sau những màn xiếc đầy màu sắc và những nụ cười, sự tán dương của khán giả còn ẩn chứa một điều gì đó u ám.

Do cốt truyện quá u ám, buồn bã và dữ dội, Shoujo Tsubaki được coi là một trong những bộ phim anime gây tranh cãi nhất từ trước đến nay. Những phân cảnh miêu tả hành vi lạm dụng tình dục trẻ em và những cảnh máu me không thể đỡ nổi đã khiến nhiều người xem đau lòng. Trên thực tế, nhiều người trong số họ đã đi xa đến mức phá hủy các cuộn băng của bộ phim. Sau tất cả những điều này, không có gì ngạc nhiên khi Shoujo Tsubaki bị cấm hầu như ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, bao gồm cả Nhật Bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

Tìm hiểu chi tiết về nhân vật Dương Khai trong bộ "Võ Luyện Đỉnh Phong"

Howl's Moving Castle: Sophie đã có thể phá vỡ lời nguyền của mình từ sớm?