in

[THE WIND RISES] – Một câu chuyện về bản giao hưởng của gió

______________

Hình tượng gió là đại diện phổ biến của hãng phim Ghibli. Và từ “Ghibli” bắt nguồn từ tên gọi cơn gió nóng Jibli trong tiếng A rập mà các phi công Ý trong Thế chiến 2 sử dụng. Những bộ phim của Ghibli thường xuất hiện dày đặc các hình ảnh liên quan đến bầu trời, như máy bay, không trung, phi công… ví dụ như Howl moving castle, Kiki delivery, hay thậm chí cả Spirited Away, đều có yếu tố bay lượn không trung trong đó.

Ít ai để ý bộ phim đầu tiên của Ghibli cũng liên quan đến gió, đó chính là Nauscicca và thung lũng gió (1984) và phim cuối cùng cũng như vậy.

Đúng với cái tên 𝙂𝙞𝒐́ 𝙣𝒐̂̉𝙞, gió là một hình tượng được xuất hiện gần như ở mọi sự kiện của phim, được đạo diễn Hayao Miyazaki khắc họa với nhiều sắc thái ước lệ khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tự nhiên bình thường.

GIÓ VÀ THIÊN TAI

Gió nổi lên rồi, chúng ta nhất định phải sống

Khác với cảm giác thỏa mãn người xem có được sau khi tham gia cuộc phiêu lưu kỳ thú cùng cô bé Chihiro hay chứng kiến chuyện tình tuyệt đẹp và đầy ma thuật giữa anh chàng Howl và Sophie, câu chuyện mà 𝙂𝙞𝒐́ 𝙣𝒐̂̉𝙞 mang đến cho người xem là một cảm giác “trống trải” và nuối tiếc, một khoảng lặng cho người xem để ngẫm lại những giá trị mà bộ phim mang lại, về đam mê, về khát vọng sống và về tình yêu.

Ngay ở những cảnh phim đầu tiên, tác phẩm đã cho người xem được chứng kiến những sắc thái cực đoan giận dữ nhất của gió. Khoảnh khắc nhân vật chính Jiro Horikoshi cùng toàn bộ hành khách trên chuyến tàu đến Tokyo, phải hứng chịu một trận động đất kinh hoàng thực sự đã khiến người xem phải giật mình. Trong 𝙂𝙞𝒐́ 𝙣𝒐̂̉𝙞, các nhà làm phim đã tái hiện lại những giây phút kinh hoàng nhất của thảm hỏa có thật trong lịch sử Nhật Bản này. Hơn cả là sự vô hình đến rợn người của những cơn gió mang theo những đốm tàn chết chóc, gào thét cổ vũ cho cơn bão lửa vốn đã hung hăng tàn bạo.

Trận động đất có thật trong lịch sử Nhật Bản được tái hiện chân thực ngay đầu bộ phim

Ngoài việc cho người xem thấy được sự kinh hoàng của thảm họa mà những cơn gió mang tới, 𝙏𝙝𝙚 𝙒𝙞𝙣𝙙 𝙍𝙞𝙨𝙚𝙨 còn khắc họa lên một thời kì khó khăn của đất nước Nhật Bản. Hậu quả của trận động đất không chỉ dừng lại ở những xác chết bị thiêu sống mà những con người ở lại cũng phải oằn mình để chống chọi với nắm tro tàn.

GIÓ VÀ GIẤC MƠ ĐƯỢC BAY

[THE WIND RISES] - Một câu chuyện về bản giao hưởng của gió

Máy bay là những giấc mơ tuyệt đẹp

Câu chuyện của gió và giấc mơ của Jiro chính là mạch chuyện chủ chốt xuyên suốt của phim, cũng là chủ đề được tranh luận nhiều nhất sau khi 𝙏𝙝𝙚 𝙒𝙞𝙣𝙙 𝙍𝙞𝙨𝙚𝙨 được ra mắt.

𝙏𝙝𝙚 𝙒𝙞𝙣𝙙 𝙍𝙞𝙨𝙚𝙨 là câu chuyện kể về cuộc đời của Jiro Horikoshi – dựa trên nguyên mẫu người kỹ sư thiết kế máy bay nổi tiếng – cha đẻ của máy bay chiến đấu A6M “Zero”, chiếc máy bay đã đưa Nhật Bản qua nhiều cuộc chiến khốc liệt, đặc biệt là sự kiện Trân Châu Cảng năm 1941. Hayao Miyazaki từng bị chỉ trích nặng nề vì 𝙂𝙞𝒐́ 𝙣𝒐̂̉𝙞 đã khắc họa một cách lãng mạn cuộc đời của một kẻ chế tạo cỗ máy giết người, nhưng những lời chỉ trích đó liệu có chính đáng?

Có thể thấy rằng Jiro là người bị ám ảnh với việc bay nói chung và những chiếc máy bay nói riêng. Điều này đã được thể hiện trong một số phân cảnh mang tính siêu thực, khi Jiro vừa thiết kế máy bay vừa tưởng tượng ra cách một chiếc máy bay đó hoạt động. Thế nhưng thứ mà Jiro muốn tạo ra phông phải một chiếc máy bay giết người, mà ông muốn làm nên một thứ gì đó đẹp đẽ, một điều mà người Nhật có thể tự hào trong thời buổi nghèo đói.

“Máy bay là những giấc mơ tuyệt đẹp bị nguyền rủa, và bầu trời bao la sẽ nuốt chửng tất cả”

Với chàng trai ấy, máy bay là những giấc mơ tuyệt đẹp, Jiro luôn cống hiến hết mình để đưa giấc mơ của mình một ngày nào đó có thể bay lượn trên bầu trời xanh, trở thành những chiếc máy bay đẹp đẽ chở những hành khách, để vượt qua những giới hạn mà con người không thể tự làm với cơ thể sinh học của mình. Nhưng đặt trong bối cảnh tiền chiến tranh, bộ phim mang đến một dòng chảy không hề nhẹ nhàng, những giấc mơ tuyệt đẹp của Jiro bỗng biến thành ác mộng, những chiếc máy bay anh tạo ra không còn nhẹ nhàng cưỡi gió lướt trên những thảm cỏ xanh mượt mà trở thành những công cụ hủy diệt cho chiến tranh.

Và gió thì vẫn cứ nổi, còn Jiro Horikoshi cũng chỉ muốn làm nên những thứ đẹp đẽ mà thôi.

GIÓ VÀ TÌNH DUYÊN

[THE WIND RISES] - Một câu chuyện về bản giao hưởng của gió

 Cô ấy thật đẹp, tựa như cơn gió vậy

Gió ngoài là khởi nguồn cho giấc mơ được bay cao của Jiro, đồng thời cũng mang tới cho ông người phụ nữ định mệnh sẽ thay đổi cuộc đời ông mãi mãi. Đây không chỉ là mối tình đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa to lớn đối với bản thân nhân vật chính. Thử thách ông với sự lựa chọn quan trọng nhất của cuộc đời, một bên là người mà ông yêu nhất, một là thứ mà ông tâm huyết nhất.

Thức trắng đêm vì công việc nhưng không vì thế mà Jiro buông tay vợ ra

“Gió vẫn thổi, ta vẫn phải sống”, câu nói ở đầu phim nhưng gần như đã báo hiệu trước cái kết tất yếu. Chiếc Mitsubishi A6M Zero vút bay lên bầu trời đầy kiêu hãnh nhưng không một chiếc nào quay trở về, anh bơ vơ trong sự nuối tiếc và cô độc cùng sự ra đi của Naoko. Trong giấc mơ, anh nhìn thấy Naoko trở lại, động viên anh phải tiếp tục sống, vì gió vẫn thổi và ta phải tiếp tục mơ ước dù những cơn gió của cuộc đời chẳng lặng xuống bao giờ.

“Le vent se lève, il faute tenter de vivre”- Gió vẫn thổi, ta vẫn phải sống

Bộ phim như để gợi nhớ lại cha mẹ của đạo diễn Hayao Miyazaki. Bố ông là nhân viên trong xưởng chế tạo máy bay, mẹ ông cũng mắc bệnh lao xương. Hệt như 2 nhân vật trong phim vậy. Niềm đam mê với ngành hàng không đã có trong ông từ khi rất nhỏ. Được truyền cảm hứng từ gia đình, Miyazaki đã mượn bộ phim này để nói về chính mình, và về chính Ghibli.

Bộ phim đến từ bàn tay của người đạo diễn thật lòng căm ghét chiến tranh, 𝙏𝙝𝙚 𝙒𝙞𝙣𝙙 𝙍𝙞𝙨𝙚𝙨 với tiểu sử mang đậm chất chính trị của mình tất nhiên không tránh khỏi những tranh cãi khi được đưa ra với khán giả quốc tế. Có lẽ, đây cũng là một yếu tố khiến bộ phim thất bại trước Frozen trong cuộc đua đến với giải Oscar năm 2014.

Bộ phim này dành cho những người yêu thích lối vẽ và mạch truyện thực tế nhưng mang phần chậm và nhẹ nhàng đặc trưng của Studio Ghibli. Với nhiều tầng ý nghĩa và thông điệp được ẩn giấu trong từng thước phim, 𝙏𝙝𝙚 𝙒𝙞𝙣𝙙 𝙍𝙞𝙨𝙚𝙨 được cho là vẫn giữ được tính cuốn hút của mình kể cả khi bạn đã xem lại một vài lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

Review: Lycoris Recoil

Liệu Haruno Sakura có yếu?