in

Phân biệt manga, manhwa và manhua

Là một người mới bước chân vào con đường đọc truyện, chắc hẳn bạn vẫn sẽ còn lạ lẫm với các khái niệm như manga, manhwa hay manhua hay không biết nó xuất xứ từ đâu, có gì giống hay khác nhau giữa các thể loại này.

Vậy nên hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu xem rốt cuộc giữa ba khái niệm này có gì giống nhau, khác nhau mà cần phải phân biệt như vậy nhe

#1 Manga

Manga (tiếng Nhật: kanji: 漫画, hiragana: まんが, katakana: マンガ, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm trong tiếng Nhật nhằm chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Vì vậy khi nhắc đến Manga là người ta sẽ biết ngay đây là truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản.

Do bắt nguồn từ Nhật Bản nên các tác phẩm manga mang đậm dấu ấn của đất nước xứ sở hoa anh đào này, từ quần áo đến các phong tục...Từ thế hệ 9x trải dài đến các thế hệ hiện tại chắc hẳn ai cũng từng một lần cầm trên tay những cuốn manga nổi tiếng như Naruto, One Piece, Slam Dunk, Bảy viên ngọc rồng....Ngoài ra, manga còn là khởi nguồn cho nhiều bộ anime nổi tiếng thậm chí còn có cả game đồ họa

Không chỉ mang lại những hình thái mới lạ, những mẫu chuyện hài hước, manga còn mang lại cả những bài học nhân sinh thấm đẫm nước mắt, những giá trị giáo dục cho các bạn trẻ

Và manga thường bắt đầu từ trên cùng bên phải và đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Manga cũng được định hướng khác với tiểu thuyết phương Tây, phía mặt trước của một cuốn Manga là mặt sau của tiểu thuyết phương Tây. Vì vậy, bạn phải lật các trang từ trái sang phải. Ngoài ra khi đọc phiên dịch từ tiếng Nhật ra tiếng Việt cho bạn đọc dễ theo dõi, các nhà dịch thường sẽ giữ nguyên các kính ngữ của Nhật Bản như -san,-kun....

#2 Manhwa

Nếu bạn chưa từng nghe hay chưa từng biết đến thì manhwa là thuật ngữ dùng để chỉ các bộ truyện tranh bắt nguồn từ Hàn quốc. Từ lúc bắt đầu, manhwa còn ảnh hưởng khá nhiều từ manga như các hiệu ứng, cách trình bày đều khá giống với manga nhưng cho đến hiện tại manhwa đã tự tạo cho mình lối đi riêng và ngày càng thành công trên con đường khác

Khác với màu trắng đen đặc trưng của manga, những bộ truyện manhwa thường sinh động hơn khi được tô đầy những màu sắc. Cách trình bày của manhwa cũng khác manga khi kích cỡ của ô tranh lớn và phần trắng ngoài khung tranh cũng thừa nhiều hơn. Ngoài ra, những bộ truyện manhwa thường có những ô tranh độc lập hoặc trên một dọc trang giấy. 

Cách đọc của manhwa cũng không còn giống với manga. Bạn đọc một manhwa từ trái sang phải, trên xuống dưới, giống như một cuốn tiểu thuyết phương Tây. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn nếu bạn đọc manga trong thời gian dài và câu chuyện dường như chạy theo mỗi cách lật trang mà bạn đọc.

Manhwa cũng được biết đến với độ phong phú các thể loại, bối cảnh...một số bộ truyện không thể không nhắc đến hiện nay như: Kết cục của nhân vật phản diện chỉ có thể là chết, Toàn trí độc giả, Kẻ vô lại nhà bá tước......

#3 Manhua

Nếu như manga là để chỉ những bộ truyện có nguồn gốc từ Nhật Bản, manhwa là những bộ truyện bắt nguồn từ Hàn Quốc thì manhua là những truyện xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kong. Điều này làm cho bối cảnh truyện manhua có phần đa dạng hơn khi lấy bối cảnh hiện đại lẫn cổ đại bắt nguồn từ một số địa dạnh nổi tiếng như Bắc Kinh, Tây An, Thượng Hải...

Ban đầu manhua chủ yếu miêu tả cuộc sống đời thường qua các hình ảnh, ẩn dụ... nhưng về sau nội dung manhua ngày càng hấp dẫn và đa dạng hơn, thông qua đó cũng truyền tải thêm những thông điệp tốt đẹp đến người đọc

Rất nhiều manhua có hình ảnh minh họa đẹp. Tuy nhiên, không giống như manhwa và manga, manhua được xuất bản với đầy đủ màu sắc nên mỗi trang với hình ảnh minh họa tuyệt đẹp làm thu hút rất nhiều độc giả

Một số tác phẩm manhua đình đám hiện nay không thể không nhắc đến như: Vụng trộm không thể giấu, Khó dỗ, Bảo vệ siêu sao của tôi....

#4 Tổng kết

Vậy qua những khái niệm trên cũng như vài nét khác biệt giữa các thể loại, mình mong là các bạn đọc có thể tìm được cho mình một thể loại phù hợp và yêu thích. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ

What do you think?

Pokemon Journeys: Gou đã gây tranh cãi như thế nào?

Top 20 Manhwa Cổ đại cực phẩm! Bạn không đọc là bạn dại rồi! (P1)