in

Manga Là Gì? Nguồn Gốc Truyện Manga

Truyện tranh Manga là gì? Tại sao truyện tranh Nhật Bản lại gọi là Manga? Có bao giờ bạn thắc mắc về điều này không? Từ Manga chẳng xa lạ gì với chúng ta, nhưng rất ít người thật sự hiểu về Manga và nguồn gốc của nó. 

Bài viết này sẽ cho bạn biết ý nghĩa của Manga cùng nguồn gốc hình thành truyện Manga ngày nay.

Manga là gì?

Ngoài Manga hẳn là bạn cũng đã nghe qua các từ như Manhua truyện của Trung Quốc, Manhwa của Hàn Quốc, Comics của các nước thuộc phương Tây… Thì Manga mà chúng ta hay đọc là truyện tranh Nhật Bản.

Manga viết bằng kanji của tiếng Nhật là 漫画 : Mạn Họa, mang ý nghĩa hình vẽ tràn đầy trên những trang giấy. Manga được biết đến lần đầu tiên vào năm 1798 nói về các bức tranh của họa sĩ Santo Kyoden, sau lại được dùng để chỉ tranh vẽ của những họa sĩ Nhật Bản. Mãi đến năm 1902 từ Manga mới sử dụng rộng rãi với ý nghĩa là truyện tranh của riêng Nhật Bản.

Từ năm 2007 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của truyện tranh Manga, nhờ vào nó mà Nhật Bản đứng top đầu thị trường xuất bản trên toàn cầu. Cho đến nay đây vẫn là thể loại truyện tranh được đông đảo người đọc yêu thích ở mọi độ tuổi chứ không chỉ riêng giới trẻ. Dựa trên nhiều thống kê cho thấy riêng truyện tranh ở Nhật Bản mỗi năm đã xuất bản hơn 4000 quyển phục vụ cho nhu cầu đọc truyện của cả trẻ em lẫn người lớn.

Truyện tranh Manga không quá rõ ràng trong việc phân biệt thể loại vì nó mang tính chủ quan cao của nhà xuất bản. Manga có khá nhiều thể loại khác nhau mà dựa vào đó đọc giả có thể lựa chọn cho mình bộ truyện theo sở thích để thư giãn, giải trí.

Các thể loại truyện tranh Manga cơ bản

Manga thường được phân loại theo các tiêu chí sau: đối tượng độc giả, cảm xúc mà truyện mang lại, nội dung chủ yếu của truyện. Dựa vào đó mà truyện tranh Manga chia thành đa dạng thể loại như:

  • Comedy: đây là thể loại truyện tranh hài, vui nhộn.
  • Horror: thể loại truyện tranh kinh dị, nội dung có nhiều yếu tố đáng sợ, chết chóc.
  • School life: truyện tranh nói về học đường, diễn biến về cuộc sống hàng ngày với những diễn biến thú vị của học sinh trong trường học.
  • Action: những truyện mang nội dung hành động, kịch tính hoặc có hơi hướng bạo lực.
  • Shounen: truyện dành cho phái nam với nội dung có hơi bạo lực, đa phần sẽ có cảnh đánh nhau.
  • Shoujo: truyện này dành cho các bạn nữ, nội dung truyện lãng mạn và có phần “sến”, truyện chú trọng chau chuốt nhiều về tính cách các nhân vật.
  • Kodomo: đây là truyện tranh vẽ cho trẻ em, nội dung truyện không quá chú trọng chiều sâu nhưng rất vui nhộn, hài hước.

Trên đây chỉ là một số ví dụ về thể loại truyện tranh Manga của Nhật Bản. Thế giới Manga vô cùng rộng lớn với rất nhiều thể loại khác nữa, nếu bạn có hứng thú hãy tìm đọc thêm nhiều truyện Manga ở các thể loại khác nhau để hiểu thêm về nó nhé.

Nguồn gốc thật sự của Manga

Có rất nhiều tranh cãi trong vấn đề nguồn gốc của truyện tranh Manga Nhật Bản. Cụ thể có hai luồng ý kiến trái chiều về sự xuất hiện của cái tên này. Một bên cho rằng đây là sản phẩm có nguồn gốc du nhập từ phương tây. Bên còn lại khẳng định Manga hoàn toàn là của Nhật Bản và có căn cứ cho điều đó.

Để làm rõ vấn đề này hãy cùng phân tích từ lịch sử hình thành của Manga để tìm ra câu trả lời hợp lý nhất.

Có thể chia thành 5 cột mốc quan trọng nói về lịch sử của truyện tranh Manga:

Thời kỳ khởi thủy của Manga

Người ta đã tìm thấy những bức tranh biếm họa hài hước của Nhật Bản có từ hàng ngàn năm trước, với nét vẽ tương tự Manga hiện đại. Cụ thể đây là những bức họa của các nhà sử gia cuối thời kỳ Nara vẽ ra với mục đích châm biếm giới cầm quyền lúc bấy giờ.

Từ trước thế kỷ 19, Manga chỉ đơn giản là những bức vẽ trên mặt giấy, mang một câu chuyện nào đó hoặc thậm chí còn không có nội dung cụ thể. Khởi thủy của Manga là tranh cuộn minh họa và bắt đầu được phổ biến từ tranh phù thế.

Thời kỳ mở cửa và sự xuất hiện của tranh chữ

Trước đó Nhật Bản đã có thời kỳ dài bế quan tỏa cảng, mãi cho đến năm 1855 mới kết thúc dưới sức ép của đế quốc Mỹ.

Charles Wirgman đến từ Anh Quốc và mang một nguồn gió mới với những nét họa về tranh châm biếm đến Yokohama Nhật Bản. Tạo nguồn cảm hứng cho các họa sĩ Nhật Bản lúc bấy giờ. Wirgman cũng chính là người tạo ra bong bóng hội thoại thay cho ghi cú trong truyện tranh Nhật Bản.

Chính phủ Nhật mở cửa không chỉ du nhập văn hóa phương Tây mà đồng thời cũng quảng bá văn hóa Nhật đặc biệt là về hội họa, mà nổi bật là tranh phù thế của Nhật ảnh hưởng không ít lên nền văn hóa Châu Âu thời điểm đó.

Sự xuất hiện của bộ truyện tranh Nhật Bản đầu tiên

Năm 1931, họa sĩ Suiho Tagawa sáng tác bộ truyện Norakuro, nó nhanh chống được chào đón bởi giới đọc giả và trở nên nổi tiếng. Bộ truyện kéo dài tận 10 năm thì buộc phải dừng xuất bản do vấn đề tiết kiệm giấy trong chiến tranh. Đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của truyện tranh Nhật Bản.

Trong khoảng thời gian  chiến tranh từ năm 1931 đến 1945 Manga được xem như là một công cụ tuyên truyền thời chiến có sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Hành trình vươn ra thế giới của Manga

Nhật Bản thua trận trong thế chiến thứ II, bị Mỹ và Liên Xô chiếm đóng một phần lãnh thổ. Tuy thua cuộc nhưng văn hóa Nhật lại vươn ra thế giới nhờ vào Manga.

Osamu Tezuka người Nhật, là một họa sĩ truyện tranh kim nhà sản xuất hoạt hình là người đi đầu đưa Manga vươn tầm thế giới. Năm 17 tuổi Tezuka đã ra mắt tác phẩm Ma-chan’s diary được in trên tờ báo dành cho học sinh tiểu học. Về sau Tezuka cho ra nhiều tác phẩm chuyên nghiệp hơn và được đông đảo đọc giả yêu thích. Nhưng bộ truyện đánh tên tuổi Osamu Tezuka và đưa Manga ra ngoài thế giới phải nhắc đến là Astro Boy. Truyện nói về cuộc phiêu lưu của cậu bé người máy có cảm xúc của con người, được tạo ra bởi một nhà khoa học sau biến cố đau lòng về cái chết của con trai ông.

Cũng kể từ đây Manga được nhắc đến với ý nghĩa là truyện tranh Nhật Bản.

Một bộ truyện cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc quảng bá truyện tranh Nhật Bản ra thế giới mà chúng ta đã vô cùng quen thuộc, đó là Doraemon của Hiroshi Fujimoto và Motoo Abiko đồng sáng tác với bút danh là Fujiko F. Fujio. Bộ truyện được coi như một biểu tượng văn hóa Nhật Bản, đứng trong top Manga bán chạy nhất thế giới.

Manga Nhật Bản thắng thế trên trường quốc tế

Sự xuất hiện của Dragon Ball sáng tác bởi tác giả Akira Toriyama đã đánh dấu vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế bởi sự “phủ sóng” văn hóa khiến các nước phương Tây phải chấp nhận chịu sự ảnh hưởng đó.

Otaku là tên gọi của động đồng đam mê truyện tranh trên thế giới, nhiều hoạt động cosplay cùng lễ hội được tổ chức và hưởng ứng nồng nhiệt trên toàn thế giới.

Sự phát triển ngày càng mạnh của Manga từ đầu thế kỷ 20 đến nay

Chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Manga thông qua số lượng tác giả và tác phẩm ngày càng tăng vọt. Cùng với đó sự phân chia thể loại của Manga ngày một đa dạng.

Trong sự phát triển của Manga phải kể đến xu hướng “La nouvelle manga”. Vào năm 2001 Kiyoshi Kusumi đề ra thuật ngữ này và kêu gọi sự hưởng ứng từ các họa sĩ Nhật Bản. Tranh họa trong “La nouvelle manga” thể hiện được sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia nhưng không mất đi nét đặc trưng riêng của mình.

Dựa vào những cột mốc trên có thể tổng kết rằng Manga ban đầu là tranh truyền thống của Nhật. Nhưng trong quá trình hoàn thiện và phát triển để trở Manga hiện đại của ngày nay, truyện tranh Manga đã chịu không ít ảnh hưởng từ văn hóa Phương Tây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

TÌNH TIẾT THÚ VỊ VỀ GIA ĐÌNH AKAI SHUICHI VÀ FBI.

Vermouth và Những câu nói bí ẩn