in

Kimetsu no Yaiba: Viêm Trụ Rengoku và Âm Trụ Tengen, ai hơn ai?

Viêm trụ RengokuÂm trụ Tengen Uzui đều là hai trụ cột của Sát Qủy Đoàn. Họ đều có sức mạnh phi thường, đều đứng trong hàng ngũ các kiếm sĩ diệt quỷ cấp cao, sở hữu nhiều kỹ năng có thể đánh bại quỷ hạ huyền một cách dễ dàng. Nếu Rengoku tỏa sáng trong trận chiến với thượng huyền tam Akaza ở Season – Chiến tàu vô tận, thì Tengen Uzui lại khiến fans phấn khích với màn thể hiện đầy hào nhoáng khi giao chiến với thượng huyền lục Gyutaro tại Phố đèn đỏ để cứu các người vợ của mình cùng với Tanjiro, Inosuke và Zenitsu.

Các Trụ cột trong Sát Quỷ Đoàn

Uzui có sức chiến đấu bền bỉ, dẻo dai cùng với các chiến thuật đặc biệt khiến cho các chiêu thức anh đánh ra đều mang vẻ hào nhoáng, bên cạnh đó thì Rengoku có sức mạnh có thể cân luôn cả thượng quyền tam Akaza và chính thượng quyền tam cũng muốn anh hóa quỷ phục vụ cho Muzan, nhưng anh lại bảo “không”. Hai người có thể được xem là ngang tài ngang sức nhau, nhưng nếu bắt buộc phải chọn ra một người hơn người còn lại thì Tengen hay Rengoku ai sẽ hơn ai? Chần chờ làm gì, ngay bây giờ chúng ta cùng so sánh một chút nhé?

Vào thẳng vấn đề hôm nay luôn, chúng ta sẽ so sánh về kỹ năng của cả hai trụ cột. Cả hai đều có xuất thân rất là khủng “không phải dạng vừa đâu”. Tengen xuất thân trong một gia tộc có truyền thống làm Shinobi (ninja) lâu đời, anh và tám anh chị em còn lại dducocjw cha anh huấn luyện từ nhỏ, nhưng sau khi mẹ anh mất thì bố của anh lại trúc hết sự giận dữ lên các con mình và bắt họ luyện tập khổ sở tới nổi có thể xem là “tẩu quả nhập ma” vậy, nhưng cuối cùng chỉ có anh và đứa em Út cầm cự và sống sót còn lại, anh từ bỏ gia đình và tham gia và Sát Qủy Đội. 

Do thông thạo các kỹ năng như sử dụng kiếm, ám khí, di chuyển nhanh, bí mật, điều tra tin tứcvà ép chất độc nên khi gia nhậm vào đội anh có sức mạnh ngang với các trụ cột trước đó và các trận đánh của anh nó mang nét bài bản hơn các thành viên khác. Trong trận chiến với thượng quyền lục Gyutaro, Tengen sử dụng các kỹ năng mà anh đã luyện tập trước đây, khiến cho thượng quyền lục bị làm khó dễ. Vừa vào trận anh bị thượng quyền chém trúng một nhát vào đầu bằng chiếc liềm máu của hắn, bằng khả năng ép chất độc của mình anh đã khống chế việc nó phát tán nhanh ra các cơ quan hắn. Nó khiến Gyutaro khá bất ngờ và cảm giác thích thú để chơi nhây với Tengen vì hắn hiểu độc mà hắn gây ra khi vào người sẽ làm suy yếu đi một phần sức mạnh, nếu càng câu kéo thời gian thì càng có lợi cho hắn. Chúng ta hãy suy nghĩ một chút, khi quỷ sử dụng máu để đánh chúng ta khi bị trúng thì chất độc rất mau phát tán, còn Tengen sử dụng các ám khí nổ thì nó chả hề hấng gì với quỷ, điều này chứng minh trận chiến đó chưa thực sự cân sức. Nhưng dù vậy Tengen vẫn đánh hết sức lực mình, chúng ta điều thấy sự hào nhoáng của anh trong trận chiến đó.

Tengen Uzui - kẻ hào nhoáng

Về phía Rengoku cũng chẳng hề kém cạnh đâu. Anh xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm Viêm trụ lâu đời, cha của anh lại là một Cựu viêm trụ cực kì danh giá nhưng ông lại “rửa tay gác kiếm”. Cái chết của vợ ông khiến ông càng tuột dốc không phanh. Ông không quan tâm Rengoku và em trai anh ấy, suốt ngày đều nằm tránh mặt hai người con và chìm đắm vào men rượu. Dù không được cha mình dạy dỗ, rèn luyện để trở thành một viêm trụ nối tiếp truyền thống gia tộc, anh lại thông qua các cuốn sách được ghi chép từ ông bà anh và anh đã thông thạo tất cả các kỹ năng chiến đấu sau khi đọc xong hai cuốn sách. 

Anh được xem là người mạnh nhất trong thế hệ của mình, anh nhuần nhuyễn hơi thở của lửa và sử dụng thành thạo cả năm thức của kỹ năng chiến đấu này để bảo vệ được 200 hành khách trên chuyến tàu và hạ gục hạ huyền nhất một cách dễ dàng trước khi thua trong tay thượng huyền tam Akaza, bởi lẽ anh đã quá mệt trước đó, lúc anh bị thường quyền tam dùng tay đấm gãy xương sườn và bị đâm xuyên qua người nhưng anh vẫn kề dao và chém một nửa phần cổ của thượng quyền tam, nhưng do khả năng hồi phục quá nhanh của thượng quyền tam thì anh đã thất bại khi muốn níu giữ hắn lại để mặt trời thiêu đốt hắn. Như vậy, giữa một Uzui được huấn luyện bài bản và một Rengoku tự học thì có vẻ như Rengoku có khả năng lĩnh ngộ kiếm thuật cao hơn.

Viêm Trụ Rengoku - hơi thở của lửa.

Một khía cạnh khác chúng ta cần so sánh, đó chính là khả năng quan sát của họ. Các trụ cột khác nhau sẽ có các cách quan sát khác nhau, đối với Tengen, anh có đôi tai cảm âm cực nhạy. Anh có thể lắng nghe các chiêu thức được tung ra từ đối thủ một cách rõ ràng, từ đó anh soạn ra một bảng tổng phổ, dựa vào đó anh sẽ sắp xếp cách trả chiêu thức cho mình. Anh dựa vào việc này đã cứu được Tanjiro khỏi các lần áp sát của thường quyền tam lên cậu ấy, chứ không chúng ta cũng phải “liệm” Tanjiro sớm rồi. Về phía Rengoku anh lại có linh cảm rất nhạy, giống như Tanjiro dùng mũi để nhận biết sự xuấn hiện của quỷ thì anh cũng dùng linh cảm của mình để biết sự hiện diện của quỷ, biết chính xác đó là quỷ hạ hay quỷ thượng quyền và ước lượng thời gian tái tạo của hắn. Cả hai khả năng này đều rất hiệu quả trong chiến đấu, nhưng đối với linh cảm của Rengoku thì anh sẽ linh hoạt trong chiến đấu nhưng không chắc sẽ hạ được đối thủ, còn đối với tổng phổ của Tengen thì có khả năng sẽ tiêu diệt được mục tiêu nhưng anh cần phải cầm cự đủ lâu để soạn ra bài đó, sẽ là bất lợi nếu đối thủ quá mạnh và muốn kết thúc nhanh trận đấu.

Cả hai cũng được đánh giá là có tốc độ nhanh ghê gớm so với các trụ cột khác. Không xa lạ gì với xuất thân từ dòng dõi Ninja của Tengen. Chạy nhanh là một lợi thế, nhưng tốc độ ra chiêu của Tengen lại chậm so với Rengoku, phải nhờ đến nhóm của Tanjiro thì anh mới xoay chuyển được tình thế trong trận đánh với Gyutaro. Về phía Rengoku, khi phải đối đầu với thượng quyền tam Akazan – con quỷ cấp khá cao, dù bằng sức mạnh lý trí, anh vẫn đánh hết sức mình với tốc độ mà Tanjiro đã nhận xét rằng không thể thấy hai người họ đọ chiêu thức với nhau. Dù cuối cùng anh cũng phải hi sinh nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng dù là người không mang ấn diệt quỷ nhưng anh vẫn cố gắng bảo vệ được 200 hành khách và cầm chân được thượng quyền, đây đã là một điều quá sức phi thường.

Rengoku trong trận chiến với Akazan.

Điều được nói đến nhiều nhất về cả viêm trụ và âm trụ là ý chí chiến đấu lẫn tính cách của họ. Tengen với sự hào nhoáng trong chiến đấu, song ngay lúc đầu sự xuất hiện của anh lại hơi lập dị, có lẽ quá khứ đau buồn của anh lại tạo ra sự tự phụ, nó cũng đóng vai trò như che đi những điểm yếu mềm ở anh, nhờ vậy trong trận chiến với Gyutaro anh vẫn giữ vững tinh thần và tạo ra các đợt tấn công bất ngờ.

Tengen thông thạo các kỹ năng chiến đấu.

Viêm trụ Rengoku thì không có sự lập dị như Tengen. Ở anh có một nguyên tắc đạo đức riêng và anh dựa vào đó để sống và chiến đấu, có lẽ cựu viêm trụ đã là tấm gương danh giá cho anh. Sự nghiêm túc trong chiến đấu mang đến cho anh một sức mạnh đáng kể, dù phút chót đối mặt với cái chết anh vẫn không bị sa ngã vào lời mời gọi của Akazan để thành quỷ mà anh còn khiến cho nhóm Tanjiro nể mặt vì nhân cách cao đẹp của anh. Trước khi hi sinh anh vẫn nghĩ về gia đình của anh, về lẽ sống mà mong muốn của anh. Đây có lẽ là điều mà ít ai có thể làm được vì theo nguyên tác thì đã có ít người là thành viên của Sát Qủy Đội đã đầu quân theo Muzan.

Hi sinh nhưng vẫn muốn Tanjiro giữ hơi thở của lửa.

Tới đây, chúng ta đều hình dung khá rõ về sức mạnh của hai trụ cột rồi, thật khó để lựa chọn ra một người mạnh hơn người còn lại! Thế chúng ta cứ cho rằng họ mạnh theo cách riêng của họ đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

Koko Wa Ima Kara Rinri Desu – Cuốn hút và khó hiểu. Giờ học đạo đức có gì hay?

Sức hấp dẫn của nữ cảnh sát Sato Miwako (Thám tử lừng danh Conan)