in ,

Dororo: Những mặt tối của Samurai mà ít người biết đến

Vào năm 2019, ngành công nghiệp anime đã tạo nên một sự bất ngờ khi remake lại một trong những tác phẩm ít được biết đến của Tekuza – Dororo.

Đa số những người yêu thích lịch sử hay các fan anime cũng không ít lần đã nghe qua những cái tên như: Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi, hay thậm chí là Sanada Yukimura. Có rất nhiều Samurai đóng góp nhiều công sức để tạo nên một Nhật Bản như ngày nay. Trong anime và văn hóa đại chúng, samurai được miêu tả là những người đáng kính, họ bảo vệ dân chúng khỏi bị tổn hại. Nhưng như người ta vẫn thường nói, kẻ chiến thắng làm nên lịch sử.

Ngoài ra, Mạc phủ đã hoàn toàn thống trị Nhật Bản trong hàng trăm năm. Và lẽ tất nhiên là những người đứng đầu hệ thống chính trị luôn muốn người đời chỉ nhớ đến những mặt tốt đẹp của họ. Nhưng thật không may, câu chuyện nào cũng có hai mặt của nó; vào năm 1967, Astro Boy’s của Osamu Tezuka đã củng cố thêm điều đó. Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến bản chuyển thể năm 2019.

1.Dororo – sự hi sinh cả máu mủ ruột thịt

 

Dororo kể câu chuyện về một lãnh chúa samurai, Kagemitsu Daigo,  vùng đất nơi ông trị vì đang trải qua nạn đói, hạn hán và chiến tranh – chẳng khác nào địa ngục. Trong lúc tuyệt vọng vì dân chúng và bất lực trước sức mạnh của mình, ông đã giao ước với 12 con quỷ (48 trong manga gốc), với điều kiện phải hy sinh bất cứ thứ gì chúng yêu cầu. Ngày hôm sau, đứa con trai đầu lòng của ông chào đời, nhưng lạ thay, cậu bé không có 12 bộ phận trên cơ thể, ngụ ý rằng những con quỷ đã chấp nhận thỏa thuận. Sự thịnh vượng trở lại vùng đất Daigo và tất cả đều người dân được sống tốt đẹp.

Mười sáu năm sau, một chàng trai trẻ, Hyakkimaru kết bạn với một cậu bé chuyên ăn cắp vặt, Dororo – lang thang khắp vùng đất, ăn trộm và lừa đảo người giàu để sinh tồn. Từ đó, cả hai bước vào hành trình tiêu diệt ác quỷ và lấy lại những bộ phận cơ thể bị mất tích của Hyakkimaru .

2. Thời kỳ Muromachi

Dororo diễn ra khi Mạc phủ nắm toàn quyền kiểm soát chính phủ Nhật Bản, khiến nước này trở thành một nhà nước quân sự hóa. Điều này có nghĩa là hoàng đế chỉ là một danh hiệu và Daimyo (samurai lãnh đạo) là người nắm quyền. Hầu hết các nhân vật mà hai nhân vật chính gặp phải đều bị ảnh hưởng tiêu cực từ các samurai.

Một nhân vật, Judai, người sẽ trở thành cha nuôi của Hyakkimaru, từng phục vụ dưới quyền một lãnh chúa samurai, một kẻ tàn bạo đã thảm sát rất nhiều sinh mạng, thậm chí cả phụ nữ và trẻ em. Sống trong cảm giác tội lỗi đầy mình, ông đã cố gắng tự tử nhưng vì để chuộc lỗi, Judai đã tận tụy làm chân tay giả cho những người không có tay chân.

Samurai cũng được miêu tả là những kẻ chuyên đốt trụi những ngôi làng và thẳng tay tiêu diệt dân làng nếu họ không tuân theo mệnh lệnh của chúng.

Nhưng trên hết, không chỉ các cá nhân phải chịu trách nhiệm về sự nghi ngờ của công chúng. Thời kỳ Muromachi là một phần của khoảng thời gian lớn hơn nhiều được gọi là “Kỷ nguyên Chiến quốc”. Điều này có nghĩa là mặc dù Nhật Bản là một quốc gia, nó vẫn bị chia cắt giữa các Daimyo, những người khao khát đất đai và quyền lực.

3. Một trong số những người tốt trong samurai

Tuy nhiên, đâu đó trong Dororo vẫn có những nhân vật với mục đích chính nghĩa bên cạnh các samurai. Tahoumaru, em trai của Hyakkimaru là con trai của Daigo, về cơ bản là hoàng gia. Anh sử dụng sức mạnh của mình vì lợi ích của người dân, và sẵn sàng xả thân tiêu diệt một yokai khi chúng đe dọa tới dân làng. Nhưng ngay cả như vậy, anh vẫn là một nhân vật có nhiều thiếu sót. Cái thiện càng nhiều và cái xấu càng ít: đó là những quyết định hàng đầu mà những người nắm quyền phải tuân theo trong thời điểm xung đột – và ngay cả những người có ý định tốt nhất vẫn có thể rơi vào vùng xám đó.

Hyakkimaru cũng không phải là không có lỗi. Dù những samurai đã làm làm nhiều điều tổn hại đến anh, việc hy sinh thân thể của anh vẫn cứu được mảnh đất của cha anh. Có rất nhiều người phải bỏ mạng sau khi Hyakkimaru tìm lại những bộ phận của mình – nhưng đâu đó vẫn còn một nỗi trăn trở: Liệu nhu cầu của số đông có cần thiết hơn nhu cầu của số ít không? Có một hướng đi nào nhân đạo hơi chăng? Liệu các samurai có quyền được tha thứ? Dororo thành công trong việc khiến khán giả đặt câu hỏi về tất cả những gì họ đã nhìn thấy từ bộ phim. Rốt cuộc, những “anh hùng” mà ta luôn biết đến trong văn học không phải hào nhoáng như những gì sách vở ghi lại. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

[WHEN MARNIE WAS THERE – Liệu bản thân chúng ta có đang lắng nghe đứa trẻ bên trong mình]

Một số điều bàn về Tenkuu Shinpan