in

Death Note: Sự thật đằng sau cuốn sổ tử thần

Death Note là một trong những huyền thoại bất biến trong cộng đồng manga. Đã 19 năm trôi qua kể từ ngày ra mắt, Death Note vẫn luôn là cái tên nhận được sự chú ý từ đông đảo người hâm mộ và khán giả trên toàn thế giới. Với cốt truyện hấp dẫn, nội dung kịch tính cùng những pha phá án căng não, Death Note đã tạo cho mình một vị trí nhất định trong lòng fan manga, anime. Bên cạnh đó, điều khiến mọi người thích thú không kém đó chính là những sự thật đằng sau cuốn sách này. Và sau đây là những sự thật về Death Note mà có thể bạn chưa biết.

1. Thông tin về tác giả là một biến số X

Giới mangaka luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ những người yêu thích manga tại Nhật Bản. Có không ít fanclub, fan meeting, các cuộc phỏng vấn giao lưu giữa người hâm mộ và các mangaka được tổ chức và thành lập không khác gì idol Kpop. Vậy mà từ trước tới nay, fandom Death Note không thể nào biết được idol của mình thực chất là ai, tên gì, nhà ở đâu, bao nhiêu tuổi. Thậm chí, search google tên của ông thì chỉ hiện ra những người đã từng hợp tác với ông trước đó. Thật vậy, Tsugumi Ohba, người đứng sau loạt series anime, manga Death Note, thực tế là một thực thể không xác định. Tsugumi Ohba chỉ là bút danh của ông và được ông dùng để trả lời một số cuộc phỏng vấn. Giới tính của ông ấy còn không được tiết lộ cho đến khi bộ Bakuman được ra mắt năm 2008, dòng giới thiệu trên trang bìa của cuốn truyện, ông dùng đại từ danh xưng của nam giới, thì mọi người mới biết ồ hóa ra, tác giả là nam. Sự bí ẩn này làm mọi người tò mò kinh khủng. Nhiều người còn lần mò từng chi tiết trong từng chương truyện của từng bộ truyện khác nhau đều do ông sáng tác chỉ để biết tên ông là gì. Sau nhiều lần suy luận, đặt giả thiết, họ có thể đi đến kết luận rằng ông tên thật là Hiroshi Gamo. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán từ một phía của mọi người thôi chứ tác giả tên thật là gì thì chắc chỉ có nhà ông ấy mới biết.

2. Giả thuyết: Sự say mê của Ryuk với táo thật sự có liên quan tới điều gì đó…

Ryuk, là một Shinigami, một tử thần lúc nào cũng cảm thấy buồn chán và không tìm thấy điều gì thú vị trong cuộc sống, nên đã thả cuốn sổ tử thần của mình xuống thế giới loài người để xem xem thả xong có chuyện gì vui. Với tạo hình đáng sợ, tính cách khá weird, Shinigami này dường như phải thích ăn một thứ gì đó kì lạ, không bình thường thì mới xứng tầm với phong cách vốn có. Tuy nhiên, Ryuk lại có niềm đam mê bất diệt với mùi hương ngọt ngào của những quả táo. Xuyên suốt câu chuyện, chắc chắn đọc giả sẽ bắt gặp được không ít hình ảnh Ryuk đang nhai ngồm ngoàm trái táo hoặc đang cầm trái táo trên tay. Và táo lại có ý nghĩa biểu tượng tôn giáo trong nhiều truyền thuyết và thoại bản. Do vậy, không ít người đưa ra giả thuyết rằng, sự đam mê của Ryuk với táo thực sự có liên quan tới ý nghĩa nào đó. Sau khi giả thuyết này được đặt ra, mọi người đã hào hứng không ít, bàn luận sôi nổi, và chẳng mấy chốc đến tai tác giả. Kết quả là nó chẳng liên quan cái vẹo gì cả. Tác giả trả lời rằng trong quá trình sáng tác và thảo luận kịch bản, ông chẳng hề nghĩ tới điều này, ông chỉ thấy “Táo thì ngon” vậy là đặt vào, thế là xong. Không khéo, khi ấy ông mà nghĩ đến sầu riêng hay cóc ổi xoài me gì ấy thì bây giờ Ryuk đang bổ sầu riêng hay gặm cùi xoài cũng nên.

3. Death Note đã từng bị cáo buộc có liên quan đến cái chết của một nữ sinh

 Một cô gái mười lăm tuổi người Nga đã tự kết liễu đời mình vào tháng 2 năm 2013. Trong toàn bộ đồ vật mà cô gái để lại, người ta đã tìm thấy cuốn manga Death Note. Do đó, nhiều phụ huynh cho rằng Death Note có thể làm người đọc dễ bị tiêu cực và dễ suy nghĩ đến việc chết, đặc biệt đối với các em học sinh đang ở giai đoạn dậy thì. Thậm chí, đã có một nhóm phụ huynh đứng ra yêu cầu tổng thống Vladimir Putin can thiệp để cấm cuốn sách tiếp tục phát hành. Một năm sau, các điều tra viên, cảnh sát đã đi đến kết luận rằng Death Note không hề liên quan đến cái chết của cô gái. Tuy vậy, những lập trường mà hội phụ huynh đưa ra vẫn dấy lên nhiều mối lo ngại trong dư luận. 

4. Đã từng có một “Kira” tồn tại

Bạn đã có từng nghĩ đến nếu thế giới có một Kira thực sự đang hoạt động? Cảnh sát sẽ phản ứng như thế nào? Mất bao lâu để điều tra và truy bắt được Kira? Trong những ngày đầu của Twitter và Faceook, vào tháng 9 năm 2007, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của nạn nhân bị giết hại dã man trong rừng. Có một mảnh giấy được đặt bên trên thi thể cùng với dòng chữ: “Watashi wa Kira dess” nghĩa là “Ta là Kira”. Không thể bàn cãi, đây chính là chi tiết đặc trưng trong manga Death Note. Do đó, vụ án đã được giới truyền thông đặt tên là “Manga murder” Điều này khiến dư luận xôn xao và bắt đầu có một cái nhìn tiêu cực với Death Note. Người bị chỉ trích nhiều nhất không ai khác chính là tác giả. Ông đã rất đau buồn và khổ sở, sự suy sụp của ông đã được thể hiện rõ nét trong một tập truyện của Bakuman. Trong tập này, nhân vật chính đã đau khổ, buồn bã khi giới báo chí đưa tin một người đọc manga đã sử dụng thủ thuật trong manga mình đọc để giết người. Cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, sau nhiều ngày điều tra và thu thập chứng cứ, hung thủ cuối cùng đã bị bắt vào năm 2010.

5. Death Eraser

Nếu một khi tên bạn đã xuất hiện trên cuốn Death Note thì không còn gì trăn trối nữa bạn sẽ tèo ngay lập tức. Nhưng vẫn còn một công cụ có thể giúp bạn hồi sinh đó chính là Death Eraser. Dùng Death Eraser xóa tên của những người được viết trong Death Note, họ có thể được hồi sinh, miễn là xác vẫn còn nguyên vẹn. Death Eraser là chương thí điểm cho loạt series Death Note sau này. Tác giả đã đăng lên tạp chí mong rằng đọc giả có thể đóng góp ý kiến và phản hồi lại cho mình. Tuy vậy, trong manga và anime chính không hề có Death Eraser tồn tại vì tác giả cho rằng chết là hết, một đi không trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

Kanojo ni Awaseru Kao ga Nai – I Have no Face to Meet Her

Cầu cơ